Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Lễ công bố Quyết định công nhận Khu du lịch quốc gia Mộc Châu
    Tin Thế Giới
Cuộc đối đầu giữa Nga và Ukraine bên ngoài chiến tuyến
    Tin Việt Nam
Nam sinh người Việt lọt top gương mặt trẻ nổi bật châu Á
    Tin Cộng Đồng
Dịch tả lợn Châu Phi tái bùng phát diện rộng tại Bắc Kạn
    Tin Hoa Kỳ
Nợ công, thâm hụt ngân sách của Mỹ khiến giới tài chính bất an
    Văn Nghệ
Vợ chồng họa sĩ 9X khơi dậy đam mê cho trẻ tự kỷ
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Đọc Báo Trong Nước
Kẻ sĩ rời xa, bất tài ăn bám
Đã có nhiều diễn đàn bàn về tình trạng tiến sĩ được đào tạo ở nước ngoài không muốn trở về Việt Nam làm việc. Phần lớn người trong cuộc đều cho rằng họ rất muốn về nước cống hiến, nhưng do môi trường không phù hợp nên họ không dám về, hoặc có người trở về nhưng lại phải ra đi.

 



 


Thực ra, tiến sĩ tốt nghiệp ở nước ngoài cũng có năm bảy loại, không thiếu những tấm bằng chất lượng thấp, thậm chí bằng mua. Ở đây chỉ xin được bàn đến tiến sĩ thiệt, có thực tài và có thực tâm, nhưng họ đã không trở về.

 

Người có chữ sử dụng cách nói lịch sự là “môi trường không phù hợp”. Nhưng cần phải cụ thể hóa môi trường đó là gì mới thấy rõ được vấn đề. Chung quy chỉ có hai thứ: Thu nhập và đãi ngộ

 

Trước hết là thu nhập. Có nhiều người nhiệt tâm, hăng hái vào làm ở các cơ quan nhà nước, với mong muốn đem sở học của mình để đóng góp, cống hiến. Nhưng đồng lương nhà nước có khung có bậc, cho dù anh giỏi đằng trời cũng không thể trả lương cao hơn quy định. Với mức thu nhập vài triệu đồng/tháng, thì anh ta không đủ cơm ăn áo mặc, lấy đâu ra “lửa” để tiếp tục đốt cho thành nhiệt trong tâm. Không ai có thể yên tâm làm việc khi sống thiếu thốn, vợ con chạy ăn từng bữa. Cho nên, họ bật ra khỏi cơ quan nhà nước, gõ cửa tư nhân, lương cao hơn và cư xử cũng công bằng hơn.

 

Kế đến là đãi ngộ. Cũng cần được hiểu đãi ngộ ở đây không chỉ là phần thưởng xứng đáng với công sức bỏ ra, mà còn nhiều thứ khác. Tạo điều kiện tối đa để nhân tài thể hiện là đãi ngộ, ủng hộ sáng kiến hay cải cách là đãi ngộ, sẵn sàng cho nhân tài thăng tiến là đãi ngộ. Cho dù có thể thu nhập chưa cao, nhưng chính những sự đãi ngộ này đã giữ chân người tài.

 

Nhưng khi vào làm việc ở cơ quan nhà nước, nhiều tiến sĩ, thạc sĩ (tất nhiên là có thực tài) đã thất vọng vì không chỉ lương thấp, mà không có được sự đãi ngộ tương xứng. Nhiều người không được tạo điều kiện để phát huy sở học, sáng kiến không được ai quan tâm, việc làm không phù hợp với kiến thức được học, con đường thăng tiến mù mịt vì có nhiều kẻ bất tài đang ngồi trên đầu trên cổ. Nhân tài mà rơi vào cảnh “sáng vác ô đi tối vác về” thì với lòng tự trọng của kẻ sĩ, họ không thể chấp nhận. Chưa kể, vì đố kỵ, người bất tài thường rất ghét người tài, sợ họ tranh giành vị trí. Cho nên người tài bị cho ra rìa, bị cô lập.

 

Tiến sĩ, thạc sĩ, kỹ sư, cử nhân có thực tài tốt nghiệp ở nước ngoài không muốn về nước làm việc là một phần. Một phần khác về nước nhưng không làm việc ở các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước mà làm cho công ty nước ngoài hoặc công ty tư nhân. Nhiều ý kiến cho rằng đó là chảy máu chát xám. Nhưng xét cho cùng, chất xám không mất đi đâu, mà ở các vị trí, thành phần khác nhau, cũng đang phục vụ cho xã hội, đem lại lợi ích cho cộng đồng.

 

Chỉ có điều, với cách sử dụng nhân tài trong các cơ quan nhà nước hiện nay, thì sẽ không giữ chân được người có thực tài mà chỉ nuôi dưỡng những kẻ bất tài. Những kỳ thi tuyển công chức đầy tai tiếng vừa xảy ra ở Bộ Công thương cho thấy người ta không cần người có tài, mà cần người có tiền mua ghế hoặc dành chỗ béo bở cho con cháu.

 

Bộ máy hành chính công mà nhiều kẻ bất tài đục khoét còn kẻ sĩ rời xa thì cải cách đằng trời cũng không mạnh.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Gia đình bác sĩ Hoàng Minh Lý 'chấp thuận' phương án của The Coffee House (20-05-2024)
    Kỳ họp quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước (20-05-2024)
    Đã dành được 680.000 tỷ đồng để cải cách tiền lương mới (20-05-2024)
    Đề xuất lương giáo viên được ưu tiên xếp cao nhất thang bậc lương hành chính sự nghiệp (18-05-2024)
    Bộ trưởng Công an Tô Lâm và ông Trần Thanh Mẫn được giới thiệu làm Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội (18-05-2024)
    Mẹ và vợ ông chủ Việt Á Phan Quốc Việt lý giải về số tiền hàng trăm tỷ đồng bị phong tỏa (16-05-2024)
    Vụ án Việt Á: Tiết lộ về 54 sổ tiết kiệm đứng tên người thân của Phan Quốc Việt (16-05-2024)
    Từ hôm nay (15-5): Giá điện có thể được điều chỉnh 3 tháng một lần (15-05-2024)
    Vietnam Airlines mở bán 300.000 vé giá ưu đãi phục vụ cao điểm Hè (15-05-2024)
    Vụ Việt Á: Cựu bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nộp thêm 1 tỉ đồng khắc phục (15-05-2024)
    Những ai tiếp tục được hưởng phụ cấp đặc thù khi cải cách tiền lương từ ngày 1/7/2024? (15-05-2024)
    Thủ tướng kỷ luật khiển trách Bộ trưởng Đào Ngọc Dung (14-05-2024)
    Xử lý nghiêm việc buôn bán, tàng trữ, vận chuyển thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng nhập lậu (14-05-2024)
    4 người thương vong do sự cố tại công ty than ở Quảng Ninh (13-05-2024)
    Vượt nắng kéo dây trên công trường đường dây 500kV mạch 3 (12-05-2024)
    Hiện tượng cháy giữa đồng ở Sóc Trăng có thể là do khí Metan trong lòng đất (12-05-2024)
    Xử phạt hơn 1 tỷ đồng đối với ngư dân để tàu cá vi phạm IUU (12-05-2024)
    Lộ khối tài sản 'khủng' của nguyên giám đốc Sở KHĐT Quảng Nam (10-05-2024)
    Quảng Bình: Huy động hàng trăm người tìm kiếm 10 ngư dân mất tích (08-05-2024)
    Quảng Bình: Thêm 4 ngư dân trong vụ chìm 4 tàu cá cập bờ an toàn (07-05-2024)

Các bài viết cũ:
    “Tôi nghĩ Việt Nam là thuộc địa của Trung Quốc” (11-09-2014)
    Cách tiêu tiền của người Việt đang làm giàu cho nước ngoài? (10-09-2014)
    Người Việt xài sang đóng góp lớn cho GDP? (09-09-2014)
    Về... sư tử đá (08-09-2014)
    Suy ngẫm từ những đôi đũa tre phải nhập khẩu từ Trung Quốc (06-09-2014)
    Nỗi đau của một quốc gia không sản xuất nổi con ốc vít (05-09-2014)
    Một góc khuyết trong lịch sử Việt Nam (04-09-2014)
    Không quân Việt Nam và cuộc đối đầu với Trung Quốc ở Trường Sa 1988 (03-09-2014)
    Tôi chưa vào Đảng (02-09-2014)
    Triển lãm tư liệu Hoàng Sa, Trường Sa nói lên điều gì? (01-09-2014)
    Người Việt vừa làm vừa chơi, nhưng kêu ca rất nhiều (31-08-2014)
    Giáo dục và sự thay đổi định mệnh quốc gia (30-08-2014)
    Thông báo về chuyến thăm Trung Quốc của ông Lê Hồng Anh (29-08-2014)
    Đặc phái viên Lê Hồng Anh nói gì với quan chức Trung Quốc? (28-08-2014)
    Mỹ, Nhật Bản, Singapore... nên học tập Việt Nam? (27-08-2014)
    Để một đất nước không trở thành nạn nhân của bia rượu (25-08-2014)
    Đừng để trụ đồng Mã Viện cắm vào tâm thức người Việt (25-08-2014)
    Có bao nhiêu thể loại tiến sĩ ở Việt Nam? (24-08-2014)
    4.000 tỷ để mạo hiểm với tương lai 300.000 trẻ em? (23-08-2014)
    Nên cảm ơn con sư tử đá của Tàu? (22-08-2014)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153170735.